K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề bài: Cuộc sống chúng ta thời gian gần đây đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi một loại dịch bệnh mang tên Corona. Bằng hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu về cách phòng ngừa covid – 19.* Gợi ý:A. Mở bài:- Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt SARS-CoV-2, trước đây có tên tạm thời là virus corona mới 2019 (2019-nCoV), cũng được gọi không chính thức là virus corona...
Đọc tiếp

Đề bài: Cuộc sống chúng ta thời gian gần đây đang bị ảnh hưởng không nhỏ bởi một loại dịch bệnh mang tên Corona. Bằng hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu về cách phòng ngừa covid – 19.

* Gợi ý:

A. Mở bài:

- Virus corona gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng 2, viết tắt SARS-CoV-2, trước đây có tên tạm thời là virus corona mới 2019 (2019-nCoV), cũng được gọi không chính thức là virus corona Vũ Hán, virus viêm phổi Vũ Hán hay virus Trung Quốc, là một chủng coronavirus gây ra bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona 2019 (COVID-19), xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 2019, trong đợt bùng phát dịch virus corona ở thành phố Vũ Hán và bắt đầu lây lan nhanh chóng sau đó, trở thành một đại dịch toàn cầu. Vào ngày 12 tháng 01 năm 2020, nó được Tổ chức Y tế Thế giới gọi tên là 2019-nCoV, dựa trên một phương thức đặt tên cho virus corona mới…

B. Thân bài:

- Hs tham khảo các cách phòng chống trên internet, TV, loa phát thanh,…

- Hs giới thiệu các cách phòng chống một cách chi tiết, cụ thể, khoa học, kèm theo miêu tả, bình luận, dựa trên cơ sở kiến thức đáng tin cậy và sử dụng phương pháp phù hợp.

- Lời văn chính xác, biểu cảm.

C. Kết bài

- Kêu gọi mọi người hãy nâng cao ý thức và trách nhiệm công dân trước đại dịch covid -19,…

Làm hộ mình với!!!

2
7 tháng 5 2020

Có thể mọi người đã biết vào đầu năm Canh Tý 2020, người dân Trung Quốc và toàn thế giới đã phải đối mặt với một dịch bệnh vô cùng khủng khiếp mang tên "Corona" hay còn gọi là "Covid-19"

Tính đến ngày hôm nay tức mười lăm tháng hai đã có chính xác một nghìn năm trăm hai mươi sáu ca tử vong, sáu mươi bảy nghìn một trăm ca nhiễm trên toàn thế giới.

Đó thực sự là những con số đáng sợ mà chỉ cần nghe đến thôi cũng đã thấy rùng mình rồi.

Với tốc độ lây lan nhanh như vậy đương nhiên Việt Nam cũng phải chịu ảnh hưởng không ít.

Tất cả các tỉnh đã có tổng cộng mười sáu ca xác định dương tính với virus Covid-19 nhưng may mắn thay đã có 7 bệnh nhân được chữa khỏi.

Từ đó, ta mới thấy được trình độ và tác phong làm việc vô cùng tuyệt vời của các bác sĩ Việt Nam khi phải đương đầu với dịch viêm phổi nguy hiểm có thể lây lan cho bất kỳ ai.

Họ hi sinh quyền lợi của mình trong mùa dịch, cả ngày mặc đồ bảo hộ chăm sóc bệnh nhân trong khu vực cách ly.

Thậm chí có những bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch còn chẳng có đủ thời gian ăn uống và nghỉ ngơi, đầu tóc rối bù, mặt in vết khẩu trang...

Dầu vậy họ vẫn không quản ngại nguy hiểm, dùng tất cả thời gian sức khoẻ và tâm huyết của mình để cứu giúp bệnh nhân và tuyên truyền những cách phòng dịch hiệu quả để cộng đồng tự bảo vệ sức khoẻ cho chính bản thân họ.Cũng giống với corona, cách đây mười bảy năm đã có một dịch bệnh cướp đi tính mạng của bảy trăm bảy mươi tư người khiến toàn thế giới hoảng loạn mang tên SARS.

Chính lúc đó bộ trưởng bộ y tế Trần Thị Trung Chiến đã lập nên kì tích lớn khi chỉ đạo toàn ngành y tế xử lý thành công đại dịch SARS, đưa Việt Nam trở thành nước đầu tiên dập được dịch SARS trên toàn thế giới.

Tuy chúng ta chịu một tổn thất lớn khi bốn bác sĩ bệnh viện Việt Pháp đã bị nhiễm trong thời gian chống dịch nhưng những cố gắng và nỗ lực của họ không phải là vô ích khi dịch SARS đã được khống chế hoàn toàn tại Việt Nam.

Em thực sự ngưỡng mộ bản lĩnh và trình độ của các bác sĩ Việt Nam khi phải đương đầu với những hiểm hoạ loài người, họ không hề tỏ ra sợ hãi trước dịch bệnh và còn dũng cảm chiến đấu với nó.

Lòng tin của em với các bác sĩ vô cùng mạnh mẽ, em tin rằng họ sẽ một lần nữa lập nên kì tích, một lần nữa đẩy lùi virus Covid-19 ra khỏi Việt Nam! 

11 tháng 5 2020

Thanks bạn Nguyen Tran Ha Anh

Cho đề bài : Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ .a ) Tìm hiểu đề và tìm ý : Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn nêu ra là gì ? Em hình dung và hiểu thế nào về đối tượng ấy ?( Gợi ý : Từ thuở ấu thơ , có ai không nhìn thấy nụ cười của mẹ ? Đó là nụ cười yêu thương , nụ cười khích lệ đối với mỗi bước tiến bộ của em - khi em biết đi , biết nói , khi em lần đầu đi học...
Đọc tiếp

Cho đề bài : Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ .

a ) Tìm hiểu đề và tìm ý : Đối tượng phát biểu cảm nghĩ mà đề văn nêu ra là gì ? Em hình dung và hiểu thế nào về đối tượng ấy ?

( Gợi ý : Từ thuở ấu thơ , có ai không nhìn thấy nụ cười của mẹ ? Đó là nụ cười yêu thương , nụ cười khích lệ đối với mỗi bước tiến bộ của em - khi em biết đi , biết nói , khi em lần đầu đi học , mỗi khi em được lên lớp , ... Có phải lúc nào mẹ cũng nở nụ cười không ? Đó là những lúc nào ? Mỗi khi vắng nụ cười của mẹ , em cảm thấy thế nào ? Làm sao để luôn luôn được thấy nụ cười của mẹ ? Hãy gợi ra thật nhiều ý liên quan tới đối tượng biểu cảm và cảm xúc của mình . )

b ) Lập dàn bài : Sắp xếp các ý theo bố cục ba phần Mở bài , Thân bài , Kết bài .

c ) Viết bài : Hãy dự kiến cách viết các phần Mở bài , Thân bài , Kết bài . Em sẽ viết như thế nào để bày tỏ cho hết niềm yêu thương , kính trọng đối với mẹ ?

d ) Sửa bài : Sau khi viết xong , có cần đọc lại và sửa chữa bài viết không ? Vì sao ?

14
27 tháng 6 2018

Mẹ! Tiếng gọi đầu tiên lúc rời nôi khi còn thơ bé. Mẹ là con đò rẽ nước, xuôi ngược dòng đời, chở gánh nặng qua bao ghềnh thác. Dẫu biết con là gánh nặng của đời mẹ nhưng sao môi kia không ngừng nở nụ cười? Nụ cười ấy đối với tôi là một món quà vô giá, đã tiếp cho tôi thêm niềm tin, sức mạnh và nghị lực để vươn lên trong sống.

Từ thuở còn thơ, tôi đã có cái may mắn được nhìn thấy nụ cười của mẹ: một nụ cười tràn đầy tình cảm. Đó là niềm hạnh phúc lớn lao nhất trên đời. Thật bất hạnh thay cho bao người không được ngắm nụ cười của mẹ. Đau đớn thay cho những kẻ lại vùi dập, hắt hủi nụ cười ấy.

Có ai đó bảo rằng: “Nụ cười làm con người ta được cuộc gần nhau hơn”. Vâng, chính nụ cười ấy đã giúp tôi thấu hiểu hết tình thương con vô bờ bến của mẹ, một tình cảm mà không gì có thể mua được. Và nụ cười ấy là cả một vũ trụ bao la mà tôi không khám phá hết được. Nhưng tôi biết nó là sức mạnh dìu tôi đứng dậy mỗi khi vấp ngã, là niềm tin, là lẽ sống của đời tôi.

Nhưng đâu phải lúc nào nụ cười của mẹ cũng giống nhau. Mỗi khi tôi ngoan, mẹ cười, một nụ cười yêu thương, vui vẻ. Nó làm tôi thấy rằng mình đã làm cái gì đó lớn lao cho mẹ. Rồi nụ cười của mẹ động viên, khuyến khích mỗi khi tôi đạt điểm cao.

Nụ cười ấy làm cho niềm vui nhân lên gấp bội, làm cho tôi thấy cuộc sống này tươi đẹp biết bao khi có mẹ trên đời. Đôi lúc tôi có chuyện buồn, mẹ vẫn cười nhưng là nụ cười an ủi, vỗ về. Nụ cười ấy như ngọn lửa hồng, sưởi ấm con tim non trẻ đang lo lắng, thổn thức...

Có gì đẹp trên đời hơn thế, khi biết rằng mẹ đang ở bên tôi. Nụ cười mẹ sưởi ấm lòng tôi, đã tiếp thêm cho tôi sức mạnh. Nhưng cũng có lúc vắng nụ cười của mẹ! Và khi ấy, tôi càng nhận ra nụ cười mẹ là một “gia tài” lớn đối với tôi...
 

27 tháng 6 2018

Ngay từ khi lọt lòng, hình ảnh mà đứa trẻ ghi nhớ mãi có lẽ là nụ cười của mẹ. Nụ cười đó chứa đầy tình yêu thương của mẹ đối với con.
Nụ cười của mẹ luôn ở bên tôi từ trước tới nay. từ những ngày tôi còn lững chữnh tập đi, cho đến khi tôi bập bẹ biết nói, lúc nào mẹ cũng cười để động viên tôi
, cho dù tôi nói còn ngọng líu ngọng lo . Rồi đến khi tôi đi học cũng luôn có nụ cười của mẹ ở bên cạnh. Những lần tôi hớn hở, khoe mẹ điểm chín, điểm mười, mẹ lại mỉm cười sung sướng. Mỗi lần như vậy, tôi vui lắm. Nhưng cũng có khi tôi gặp điểm kém hay chuyện gì buồn, mẹ lại đến bên an ủi, động viên tôi, và chính nụ cười của mẹ đã làm tôi cố gắng hơn.
Nhớ lại hồi đó, tôi là cây toán của lớp, hơn nữa lại học văn tốt. Tuy vậy tôi có nhược điểm là chữ tôi rất xấu. Vì vậy mà các bài kiểm tra của tôi thường bị trừ điểm trình bày. Bài nào cũng bị trừ một điểm, có khi là hai điểm. Khi xem những bài kiểm tra ấy, mẹ tôi không mắng mỏ gì mà vẫn mỉm cười, nhắc nhở tôi nhẹ nhàng. Nhưng tôi thấy mắt mẹ tôi buồn lắm
Vậy là tôi quyết tâm luyện chữ cho thật đẹp. Và rồi tôi đã là người viết chữ đẹp nhất nhì trong lớp. Bài kiểm tra của tôi bây giờ đỏ chói, toàn những điểm chín, điểm mười.
Mẹ tôi rất tự hào về tôi, cầm bài kiểm tra của tôi, mẹ nở một nụ cười sung sướng.
Giờ đây, tôi có thể hiểu rằng, tôi có thể tạo ra nụ cười của mẹ. Tôi luôn cố gắng học thật giỏi đẻ mẹ vui long. Rồi sau này, khi lớn lên. nụ cười ấy vẫn sẽ luôn bên tôi, an ủi, đọng viên tôi, giúp tôi vượt qua sóng gió cuộc đời.
Nụ cười cười của của mẹ thật có ý nghĩa phải không. Tôi tin rằng các bạn cũng sẽ thấy tình yêu thương chan chứa trong nụ cười hiền hậu của mẹ.

15 tháng 3 2017

a, Tìm hiểu đề và xác định ý

- Đối tượng phát biểu cảm nghĩ: nụ cười của mẹ

b, Lập dàn ý

- Nụ cười của mẹ hồi con còn thơ bé

- Nụ cười của mẹ mỗi khi con làm mẹ hài lòng ( học tập tiến bộ, biết giúp đỡ mẹ, giúp gia đình, biết quan tâm đến người khác

- Nụ cười mẹ khích lệ từng bước trưởng thành của con

c, Viết bài

Mở bài: Nêu cảm nghĩ chung về nụ cười của mẹ, đó là nụ cười yêu thương và thật gần gũi

Thân bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ trong một số tình huống

Kết bài: Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ

Nguồn: Mạng

Bài làm

   Trong những năm gần đây nạn Bạo lực học đường là một vấn nạn lớn, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền. Gây bức xúc và gây tâm lý hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. Vậy làm thế nào để giải quyết được tình trạng này.

   Chỉ cần lên Google đánh cụm từ "Học sinh đánh nhau" thì chỉ cần (0,08 giây) thì kết quả google tìm kiếm là 3.140.000 cụm từ liên quan đến việc học sinh dùng bạo lực để giải quyết những khúc mắc. Đây là một con số thật khủng khiếp và đáng báo động. Hoặc chỉ cần vào Youtube bạn sẽ thấy những hình ảnh, những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên mạng. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân tính của các cô cậu mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc... gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ tuổi trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng.

    Những nguyên nhân dẫn đến hành vi bạo lực thường là những hành vi do: học sinh cá biệt thành lập băng nhóm để ức hiếp bạn bè; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do ghen tị về thành tích học tập; do mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế; bên cạnh đó là những nguyên nhân cỏn con như "thích thì đánh cho nó chừa", "nhìn đểu"...

   Ông Phạm Ngọc Lưu, Trợ lý thanh niên Phòng Giáo dục quận 9, Tp Hồ Chí Minh cho rằng: Vấn đề bạo lực học đường hiện nay đang ở mức báo động cấp thiết, đang có nguy cơ nổ bùng và lan rộng. Và sẽ càng nguy hiểm hơn nếu bản thân các em tìm cách tự trả thù theo kiểu "xã hội đen" mà không cần đến sự giúp đỡ của thầy cô, nhà trường.

   Nguyên nhân của những vụ việc trên có thể do học sinh bị tiêm nhiễm từ lối cư xử của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay trong nhà trường với bạn bè.

   Bạo lực học đường để lại những hậu quả nghiêm trọng, khó lường:

   Gây tổn thương và gây dư chấn về tinh thần và thể xác: học sinh bị bạn bè đánh đập rồi bị quay phim tung lên mạng sẽ dễ bị chấn thương tâm lí, sốc về tinh thần, cảm thấy quê với bạn bè, xấu hổ với mọi người xung quanh. Vụ ba học sinh ở thành phố Vinh (Nghệ an) hành hung bạn, vụ học sinh Hà Nội hành hạ bạn giữa vườn hoa công viên: túm tóc, lột áo. Vụ học sinh trường THCS Chu Văn An (Tp Hồ Chí Minh) đánh bạn, quay phim... làm nhức nhối dư luận trong thời gian qua. Chưa hết bàng hoàng thì vừa qua vào tháng 5 năm 2010 học sinh lớp 10 ở trường THPT Hồng Bàng tỉnh Đồng Nai đâm chết bạn ngay tại cửa lớp. Thầy Nguyễn Văn Đạo (42 tuổi), dạy môn Vật lý của trường THPT Trần Quang Diệu, huyện Mộ Đức, Quảng Ngãi bị một nhóm học sinh đánh bị thương nặng phải điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Đặng Thuỳ Trâm, huyện Đức Phổ. Những thông tin này trong một bài viết ngắn không thể đem lên hết được nhưng cũng đủ để chúng ta gióng lên một hồi chuông cảnh tỉnh về sự suy đồi đạo đức của một bộ phận giới trẻ Việt Nam.

   Đau lòng hơn nữa khi mà những học sinh bị đánh, thầy cô giáo bị hành hung không phải sây sát nhẹ mà phải nằm viện với di chứng về tổn thương thể xác. Bị gãy tay chân, bị chấn thương sọ não. Thậm chí bị hoảng loạn, bị thần kinh, bỏ học, bỏ dạy...

   Giải pháp nào cho Bạo lực học đường?

   Có Bốn giải pháp cấp thiết xóa bạo lực học đường:

   Toàn xã hội cần phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường xã hội, văn minh tiến bộ. Cần có biện pháp quản lý, ngăn chặn và chế tài hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường văn hóa xã hội. Nghiêm cấm các game bạo lực.

   Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án  và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.

   Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội. Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân.

   Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh.

   Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.

   Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường. Theo bản thân người viết: Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.

   Với học sinh cá biệt, cần có sự quan tâm của gia đình - nhà trường - xã hội. Nếu tiếp tục vi phạm cần xử lý nghiêm bằng cách cho đi cải tạo, giáo dục nhân cách. Vì một môi trường học đường lành mạnh, Học sinh "HÃY NÓI KHÔNG VỚI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo.

#Học tốt!!!

   Nhà trường là nơi để học sinh rèn luyện đạo đức và tri thức, là nơi để các em trưởng thành, định hướng được tương lai mai sau của bản thân mình. Tuy nhiên nhà trường vẫn còn tồn tại nhiều điều khiến cho giáo viên và phụ huynh phiền lòng. Đó là vấn đề bạo lực học đường.

   Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh. Bạo lực học đường là vấn nạn của giáo dục, mặc dù đã tìm phương hướng khắc phục tuy nhiên chỉ làm thuyên giảm chứ chưa giải quyết được triệt để.

   Bạo lực học được biểu hiện rất đa dạng và phong phú trong trường học. Bạn bè ghen ghét, đố kị nhau cũng lôi nhau ra đánh. Mâu thuẫn, xích mích nhỏ trong lớp cũng đánh nhau, chửi nhau thậm tệ. Học sinh ngang bướng, cãi lời, thầy cô dùng hình thức đòn roi để trừng trị. Đó đều là những biểu hiện của vấn nạn học đường trong thời gian qua, nhưng chưa được xử lý triệt để. Đánh nhau, gây sự với nhau ngay trên trường học, bên ngoài trường, hoặc thậm chí kéo nhau đến những nơi vắng vẻ để "xử lý" nhau theo "luật giang hồ".

   Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường là do chính học sinh. Khi các em có ý thức về cái tôi cá nhân quá lớn, muốn thể hiện mình, muốn cho mọi người thấy mình đã lớn và có thể hành xử theo suy nghĩ của bản thân. Hơn hết đó còn do sự giáo dục của các bậc phụ huynh cũng giống như của nhà trường chưa được nghiêm minh, chưa đủ sức răn dạy học sinh. Khi các em đã xử lý nhau bằng hình thức bạo lực, chắc chắn sẽ gây ra nhiều hậu quả xấu, ảnh hưởng đến thể xác và cả tinh thần.

   Theo khảo sát của nền giáo dục thì bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng mạnh. Ở trường X vừa rồi, có vụ một nhóm học sinh nữ ngang nhiên chặn một bạn nữ và giật tóc, đánh, đám túi bụi và mặt bạn kia chỉ vì lý do "giật" mất người yêu của một bạn trong nhóm. Lý do ngớ ngẩn và hành động ngớ ngẩn đã để lại hậu quả xấu cho cả hai bên. Các em đã bị nhà trường xử lý nghiêm khắc, không được tái phạm nhưng nhân phẩm của chính các em đang tự hủy hoại với suy nghĩ và hành động của mình.

   Tại Hải Phòng, ở một trường THPT, có một nhóm bạn nam còn cầm dao, côn, gậy gộc để chặn đường đánh hai bạn học sinh của trường khác cũng vì lý do sang "tán" gái trường này. Các em học sinh đã để cho hành vi bạo lực xâm nhập vào một môi trường đáng nhẽ ra chỉ nói chuyện nhẹ nhàng và nghiêm khắc với nhau.

   Bạo lực học đường không chỉ diễn ra ở học sinh mà ngay cả với giáo viên vẫn còn tình trạng đó. Nhiều giáo viên khi học sinh nghịch ngợm, không nghe lời thì giáo viên đã đánh đập để xử lý. Nhân cách của một người giáo viên không bao giờ cho phép như vậy nhưng họ lại hành xử như một tên côn đồ.

   Bạo lực học đường ảnh hưởng đến môi trường học tập của các em học sinh, ảnh hưởng thành tích học tập, sự nỗ lực cố gắng và cả tương lai phía trước. Nếu đánh nhau, lỡ như xảy ra hậu quả gì ngoài ý muốn thi chính các em phải ăn năn, hối hận cả đời cũng không hết.

   Để ngăn chặn nạn bạo lực học đường cần xuất phát tự việc giáo dục, giảng dạy, hướng dẫn cho các em có một cách nhìn nhận đúng đắn hơn về bạo lực trong nhà trường là như thế nào. Làm thế nào để các em hiểu và tránh xa bạo lực, xây dựng môi trường trong lành hơn.

   Bạo lực học đường có khi còn liên quan đến pháp luật khi những hành vi vượt qua sự giải quyết của nhà trường mà lại cần đến sự can thiệp của pháp luật thì chính các bạn đang đẩy tương lai của mình vào ngõ cụt.

   Như vậy bạo lực học đường diễn biến rất phức tạp, tuy nhiên nếu tìm cách hạn chế thì có thể làm thuyên giảm vấn nạn này.

#Học tốt!!!

30 tháng 1 2016
Nội dung: Cảm nghĩ về anh, chị em
2/ Phương pháp: Kiểu văn bản biểu cảm kết hợp với tự sự và miêu tả.
3/ Dàn ý: 3 phần
a/ Mở bài:
- Giới thiệu chung về anh chị em (hình dáng, tuổi tác, nghề nghiệp)
b/ Thân bài:
- Kể và miêu tả những đặc điểm, phẩm chất tốt đẹp anh chị em (tính tình; tác phong sinh hoạt, làm việc; cách đối xử với em và mọi người trong gia đình, tâm hồn tình cảm đối với người thân và đối với riêng em, …), mỗi chi tiết khơi gợi tình cảm yêu thương.
c/Kết bài:
- Những suy nghĩ cảm xúc trực tiếp của em đối với họ 
18 tháng 8 2019


1. MỞ BÀI
Gia đình em có bốn người, bố, mẹ, em và cậu em trai lém lỉnh của em. Em trai em tên là Khánh, là một cậu bé hiểu động và rất thông minh.
2. THÂN BÀI
- Ngoại hình của em trai
- Tính cách em trai
- Đặc điểm em trai
- Kỉ niệm với em trai
- Tình cảm bản thân

3. KẾT BÀI
Em rất yêu quý em trai của mình. Dù sau này có lớn lên, em tin tình cảm chúng em vẫn sẽ không bao giờ thay đổi.

19 tháng 3 2020

Mình nghĩ bạn cũng viết về trường như lúc trước thôi . Sau đó bạn mở ra một đoán vệ sinh về trường chống dịch

=> Được 1 bài văn hoàn chỉnh

19 tháng 3 2020

Cứ nhìn thấy chiếc cặp sách,tôi lại nhớ đến mái trường thân yêu của mình.Nhưng đâu thể nhìn thấy ngôi trường trong những ngày nghỉ phòng chống dịch được.Ngồi ở nhà ,em tưởng tượng về ngôi trương của mình.

Mọi khi, ngôi trường của tôi tràn ngập những tiếng nói ,cười .Nhưng bây giờ thay vào đó là tiếng gió lạnh lẽo ,tiếng là cây rơi ...nghe thật buồn ..Những chú chim chẳng bay về hót nữa,những cành cây không đung đưa ,vẫy chào.Ong bướm dường như cũng vậy ,khộng còn múa quạt xòe hoa nữa .Những chị hoa không đua nhau khoe sắc nữa mà ủ rũ ,buồn thiu.Cánh cổng trường khép lại ,không muốn cho ai vào.Trong mỗi lớp họ chẳng còn lại không khí vui tươi như ngày nào.Chiếc bảng không được viết những dòng chữ ngay ngắn mà lại rất đẹp của cô giáo nữa ,Những tiếng đọc bài của các bạn học sinh chẳng còn trong những lớp học nữa.Tiếng trống trường mọi khi bác bảo vệ hay đánh hôm nay sao không vang lến nữa vậy.Những tiếng gõ thước của cô giáo khi muốn các bạn học sinh im lặng bây giờ đâu hết rồi .Bác bàng cũng chẳng vui vẻ gì khi không có ai chăm sóc mình nữa.Những chiếc ghế đá lạnh tanh và đầy lá rơi.Lúc này ,ngôi trường của em thiếu những bạn học sinh ,thiếu những tiếng cười ,thiếu các trò chơi của lứa tuổi học trò.Không có các thầy cô giáo hiền dịu , không có tiếng những bài giảng nữa .Nó bây giờ như thiếu hẳn sức sống ,thiếu hẳn sự vui tươi mà hàng ngày nó vốn có,

Sự yên lặng của ngôi trường sẽ kéo dài bao lâu nữa đây.Em rất muốn quay lại ngôi trường để nó có sức sống lại , không còn như  bây giờ nữa 

K GIÚP MK NHÉ CÓ J SAI MONG CẬU BỎ QUA